Tâm lý giao dịch là gì?
Tâm lý giao dịch đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của tính cách, trạng thái tinh thần và hành vi của một cá nhân có ảnh hưởng đến hành động trong giao dịch của họ.
Hiểu về tâm lý giao dịch
Tâm lý giao dịch xem xét khía cạnh cảm xúc trong quá trình nhà giao dịch ra quyết định để xác định sự thành công hay thất bại của một giao dịch. Nó tập trung vào hai đối tượng riêng biệt – nhà giao dịch và thị trường – để phân tích hành vi của thị trường tài chính liên quan đến bản năng, cảm xúc, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và suy nghĩ của các nhà giao dịch tham gia vào thị trường đó.
Tâm lý giao dịch giữa các nhà giao dịch có sự khác biệt cũng là điều dễ hiểu vì bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, thiên kiến và nhiều yếu tố khác của nhà giao dịch. Sợ hãi và tham lam là hai cảm xúc thường được coi là có khả năng ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thành công hay thất bại của một giao dịch, trong khi hy vọng và hối tiếc cũng có vai trò quyết định.
Lòng tham là sự ham muốn quá mức về lợi nhuận, đến nỗi đôi khi nó che mờ mất sự hợp lí và khả năng phán đoán của một nhà giao dịch, khiến cho các nhà giao dịch đưa ra các quyết định có tính rủi ro cao.
Các giao dịch được thúc đẩy bởi sự tham lam có thể bao gồm việc mua cổ phiếu của các công ty không có tiếng tăm vì cổ phiếu đó tăng giá quá nhanh hoặc mua cổ phiếu của một công ty mà không có kiến thức về đầu tư.
Kết quả là, lòng tham có thể khiến một nhà giao dịch nắm giữ một vị thế lâu hơn mức khuyến nghị quá nhiều và đi ngược lại với phán đoán tốt hơn của mình để cố gắng kiếm từng đồng từ giao dịch. Việc này thường xảy ra ở giai đoạn cuối của thị trường giá tăng, khi các nhà giao dịch cố gắng mở các vị thế đầu cơ đầy rủi ro để kiếm lợi từ sự biến động của thị trường.
Mặt khác, nỗi sợ khiến các nhà giao dịch tránh rủi ro do đó tạo ra lợi nhuận thấp hơn từ các khoản đầu tư của họ. Nỗi sợ khiến các nhà giao dịch hành động phi lý khi muốn thoát khỏi giao dịch, do đó sẽ bán sớm hoặc tránh mở các vị thế rủi ro do lo ngại bị thua lỗ. Kiểu giao dịch cảm xúc dựa trên nỗi sợ này rất phổ biến trong thị trường giá xuống, nơi chúng ta có thể thấy những đợt bán tháo đáng chú ý từ việc bán tháo ồ ạt.
Tìm hiểu về tâm lý giao dịch có thể giúp các nhà giao dịch nhận thức rõ hơn về cảm xúc của mình để họ biết cách xử lý thị trường và các vị thế giao dịch trong những điều kiện thị trường không mong muốn.
Giải thích về tài chính hành vi
Tài chính hành vi xem xét hành vi nhận thức, cảm xúc, văn hóa và xã hội của các nhà đầu tư cũng như tác động của chúng đối với thị trường tài chính.
Đối với các chuyên gia tài chính và các nhà giao dịch nghiêm túc, tìm hiểu về tài chính hành vi là một phần quan trọng trong hành trình của họ vì hiểu tâm lý, kinh tế học và các ngành khoa học xã hội khác thúc đẩy mọi người đưa ra các lựa chọn tài chính nhất định có thể giúp lập một kế hoạch giao dịch hiệu quả hơn và xây dựng danh mục đầu tư tốt hơn.
Theo Investopedia, có năm khái niệm cơ bản thường tạo nên tài chính hành vi:
- Kế toán nhận thức – Khái niệm này đề cập đến xu hướng mọi người phân bổ tiền cho các mục đích cụ thể.
- Hành vi bầy đàn – Khái niệm này đề cập đến xu hướng con người bắt chước các hành vi tài chính của nhóm người chiếm đa số. Tâm lí bầy đàn được biết đến trên thị trường chứng khoán là nguyên nhân đằng sau những biến động giá ngoạn mục.
- Khoảng cách cảm xúc – Khái niệm này đề cập đến việc ra quyết định dựa trên những cảm xúc căng thẳng hoặc cảm xúc cực đoan. Những cảm xúc này thường là lý do tại sao mọi người không đưa ra những lựa chọn hợp lý.
- Mỏ neo – Khái niệm này đề cập đến xu hướng của mọi người trong việc gắn một mức chi tiêu với một tham chiếu nhất định.
- Tự đánh giá cao – Khái niệm này đề cập đến xu hướng đưa ra các lựa chọn dựa trên sự tự tin quá mức vào kiến thức hoặc kỹ năng của bản thân.
Làm thế nào để tránh giao dịch theo cảm xúc
Một trong những mục tiêu chính của việc nghiên cứu về tâm lý giao dịch và tài chính hành vi là để hiểu rõ hơn về cách thị trường vận hành và các quyết định tài chính của một người trong phản ứng với sự chuyển động của thị trường để tránh giao dịch theo cảm tính.
Giao dịch theo cảm xúc, theo đúng như mặt chữ, đề cập đến hành động giao dịch được thúc đẩy bởi cảm xúc cao thay vì suy nghĩ lý trí và lý luận đúng đắn. Giao dịch loại này xảy ra khi một nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư cho phép cảm nhận và cảm xúc cá nhân của họ ảnh hưởng đến việc ra quyết định.
Bằng cách hiểu rõ tâm lý giao dịch và tài chính hành vi, một nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư có thể tham gia hiệu quả giữa các thị trường tài chính biến động trong khi vẫn giữ được sự thôi thúc hành vi mua và bán theo cảm xúc có thể xuất phát từ việc kiểm tra các thăng trầm của thị trường.
Tuy cảm xúc là điều không thể tránh khỏi, nhưng việc lùi lại một bước và kiểm tra chúng có thể là một công cụ vô giá, cùng với các phương pháp đầu tư tốt như đặt mục tiêu và chỉ tiêu, quản lý rủi ro thông qua đa dạng hóa, phòng ngừa rủi ro và quản lý tiền phù hợp.